Lấy cao răng - Răng Thủ Đô

rangthudo.com.vn

Cao răng và mảng bám là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như: sâu răng, mất thẩm mỹ răng, viêm lợi, nha chu, v..v.. Chúng ta thường chủ quan, không chú trọng chăm sóc và xử lý khi thấy dấu hiệu của cao răng và mảng bám. Chính điều này, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ răng miệng, gây tốn kém chi phí để chữa trị và khắc phục hậu quả. 

I. Cao răng, mảng bám là gì?

Rất nhiều người chưa biết phân biệt 2 biểu hiện nha khoa là cao răng và mảng bám. Vì thế, chúng ta thường không biết cách chăm sóc răng miệng phù hợp với tình trạng của bản thân. Vậy cao răng, mảng bám là gì? Chúng khác nhau như thế nào?

-  Mảng bám răng (hay bựa răng) là một màng mỏng, không màu hoặc có màu hơi ngà được hình thành trên bề mặt răng.

- Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám tồn tại trên răng trong thời gian dài (khoảng 1 tuần), bị vôi hóa bởi các hợp chất trong nước bọt, ôm bám trong túi lợi và trên bề mặt răng. Cao răng có màu vàng hoặc đen, có thể tồn tại ở cả phần chân răng bên dưới nướu mà mắt thường khó nhìn thấy.

Cao răng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ răng miệng của bạn, đặc biệt, nếu để lâu dài không xử lý sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, việc xử lý cao răng không đơn giản như mảng bám. Do đó, bạn cần biết phân biệt cao răng và mảng bám để có biện pháp chăm sóc răng miệng và thăm khám nha khoa để điều trị kịp thời.

II. Tác hại của cao răng

Một số tác hại dễ nhận thấy, cũng như các biến chứng do cao răng gây ra, bao gồm:

1. Gây mất thẩm mỹ cho hàm răng
2. Gây mất vệ sinh vùng miệng, hôi miệng
3. Gây viêm lợi, chảy máu lợi.
4. Có thể gây tiêu xương, tụt lợi.
5. Nếu để cao răng lâu ngày không xử lý sẽ gây bệnh nha chu viêm quanh răng.

III. Cách ngăn ngừa cao răng, mảng bám

Để làm giảm sự hình thành cao răng, mảng bám và hạn chế tối đa các tác hại do cao răng gây ra, chúng ta cần thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng như sau:

- Để ngăn ngừa mảng bám, chúng ta phải đánh răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng quy cách và sử dụng bản chải đánh răng đủ tiêu chuẩn.

- Để xử lý cao răng, chúng ta cần tới các cơ sở nha khoa để lấy cao răng triệt để, đảm bảo đúng kỹ thuật. Thông thường, mỗi người cần thăm khám và lấy cao răng khoảng 6 -12 tháng/1 lần tuỳ thuộc vào mức độ cao răng.

IV. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

- Với các trường hợp bệnh nhân lâu ngày không lấy cao răng, có quá nhiều cao răng, lợi có thể bị viêm, nên khi lấy cao răng có thể gây chảy máu. Vì thế sau khi lấy cao răng, bệnh nhân nên hạn chế ăn các đồ quá nóng, quá lạnh và chú ý vệ sinh răng miệng.

- Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm thuốc, kem đánh răng ngừa viêm lợi để bệnh nhân sử dụng sau lấy cao răng.

Để được tư vấn chi tiết, mời các bạn liên hệ Hotline 090.369.5665 hoặc Fanpage Răng Thủ Đô

Địa chỉ phòng khám Nha Khoa Răng Thủ Đô: Số 6 - Phố Vũ Phạm Hàm, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội.

rangthudo.com.vn
093.552.6688
scroll scroll